Edit

Về chúng tôi

Phòng khám Vạn Phúc Tai Mũi Họng chuyên khám và chữa trị các bệnh lí về Tai – Mũi – Họng, được thành lập năm 2010. Với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, chu đáo cùng đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm có trình độ chuyên môn cao, chúng tôi cam kết “Tận tâm vì sức khỏe gia đình”

Liên hệ

Tin Tức & Blog

Quy trình khám chuyên khoa Tai Mũi Họng

 Quy trình khám chuyên khoa Tai Mũi Họng

Mỗi bệnh viện hoặc phòng khám chuyên khoa Tai Mũi Họng có thể có quy trình khám Tai Mũi Họng khác nhau. Ở Phòng khám Vạn Phúc Tai Mũi Họng, nhằm đáp ứng nhu cầu bảo vệ sức khỏe Tai Mũi Họng của khách hàng một cách thuận tiện nhất, quy trình khám Tai  Mũi Họng của chúng tôi được diễn ra như sau:

  1. Bệnh nhân gọi điện đến số điện thoại 02436274499 hoặc 0366258668, nhắn tin qua trang Facebook phòng khám hoặc điền đơn đặt lịch tại đây để hẹn khám. Ngoài ra, bạn cũng có thể đến trực tiếp phòng khám trong giờ mở cửa để được xếp lịch khám phù hợp trong ngày.
  1. Khi đến phòng khám, bệnh nhân sẽ được tiếp nhận tại quầy lễ tân và được Nhân viên lễ tân chỉ định đến phòng khám bệnh phù hợp.
  1. Tại phòng khám bệnh, Bác sĩ sẽ khám và kết hợp nội soi.
  1. Sau đó, Bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán, lựa chọn cho Bệnh nhân phương pháp điều trị phù hợp và kê đơn thuốc điều trị.
  1. Khi kết thúc khám và tiến hành thủ thuật (nêu có), Bệnh nhân trở lại quầy lễ tân để thanh toán và hẹn lịch cho lần khám tiếp theo (nếu cần thiết).

Các câu hỏi thường gặp

A. Lịch khám tại Phòng khám Vạn Phúc Tai Mũi Họng như thế nào?

Phòng khám Vạn Phúc Tai Mũi Họng hiện áp dụng lịch khám tất cả các ngày trong tuần trừ các ngày Lễ

Giờ khám cụ thể như sau:

Thứ 2 – Thứ 6: 8h30 – 20h30

Thứ 7 – Chủ Nhật: 8h30 – 11h30

B. Nội soi Tai Mũi Họng được thực hiện như thế nào?

Nội soi Tai Mũi Họng là là thủ thuật khám có sử dụng ống nội soi cứng hoặc mềm (với kích thước và góc độ tùy thuộc vào lứa bệnh nhân và cơ quan cần nội soi), được kết nối với nguồn sáng và camera. Những hình ảnh thu được trong quá trình khám sẽ được thể hiện trên màn hình để thầy thuốc quan sát và đánh giá, ngoài ra những hình ảnh này còn được lưu trữ lại trong máy tính và in ra hoặc chia sẻ khi cần thiết.

Đây là một trong các phương pháp khám hiện đại, giúp bác sĩ đánh giá được chính xác vị trí, kích thước và tính chất của các tổn thương của tai, mũi xoang, họng, vòm mũi họng và thanh quản (rất có ý nghĩa trong việc phát hiện các tổn thương sớm của ung thư).

Quy trình nội soi được thực hiện như sau:

  1. Trước tiên, bệnh nhân sẽ được Bác sĩ khám tổng thể toàn thân để đánh giá tình trạng bệnh và quyết định khám nội soi Tai Mũi Họng.
  1. Trước khi nội soi khoảng 10 phút, Bác sĩ sẽ đặt thuốc co mạch hốc mũi và xịt thuốc gây tê vùng họng, thanh quản để bệnh nhân không cảm thấy khó chịu và kích ứng trong quá trình nội soi.
  1. Sau khi thuốc đã có tác dụng, Bác sĩ sẽ dùng ống nội soi đưa vào trong ống tai ngoài, hốc mũi, họng, thanh quản để thu hình ảnh.
  1. Hình ảnh thu được sẽ được phóng to lên màn hình để Bác sĩ xác định và đánh giá. Sau đó sẽ được lưu trữ, in ra hoặc chia sẻ khi cần thiết.
  1. Kết thúc khám nội soi, Bác sĩ trao đổi với bệnh nhân về kết quả khám và quyết định phương án điều trị.

Với thiết bị hiện đại, Bác sĩ có kỹ năng thuần thục và tỉ mỉ, bệnh nhân được chuẩn bị chu đáo trước khi nội soi. Kỹ thuật này hoàn toàn không gây cảm giác đau đớn hay khó chịu cho bệnh nhân và giúp Bác sĩ đánh giá được toàn diện, chính xác và chi tiết các tổn thương của cơ quan tai, mũi xoang, họng, thanh quản…

C. Khám Nội soi Tai Mũi Họng ống cứng và ống mềm khác nhau như thế nào?

Khám Nội soi Tai Mũi Họng ống cứng và ống mềm chỉ khác nhau duy nhất là việc sử dụng ống soi, cụ thể như sau:

  1. Nội soi bằng ống cứng khi thao tác thì rất thuận tiện và chủ động. Nhưng cũng gặp phải một số bất lợi như: bệnh nhân quá kích ứng, phản xạ nôn không thể đè lưỡi hoặc kéo lưỡi được khi khám họng, thanh quản, người bệnh không thể ngồi được khi khám hoặc trẻ em qua sợ hãi khi khám…
  1. Nội soi bằng ống mềm sẽ khắc phục được các nhược điểm của Nội soi bằng ống cứng, như khi thao tác khám họng, thanh quản đều đi qua đường mũi.

D. Trước khi Khám Tai Mũi Họng có được ăn không?

Vì khám chuyên khoa Tai Mũi Họng cần phải thực hiện một số thao tác ở vùng họng, đặc biệt là khi đè lưỡi khám họng miệng. Chính vì vậy, trước khi khám bệnh nhân không nên ăn, uống quá nhiều để tránh tình trạng nôn ói, trào ngược (tốt nhất là không nên ăn, uống trước khi khám 4 giờ, đặc biệt là trẻ em).

E. Phương pháp khí dung trong điều trị bệnh lý tai mũi họng là gì?

Điều trị bệnh lý tai mũi họng, không những điều trị toàn thân mà còn phải can thiệp tại chỗ. Phương pháp khí dung là can thiệp tại chỗ nhằm mục đích đưa thuốc đến trực tiếp các cơ quan bị tổn thương như mũi xoang, họng, thanh quản. 

Cho hỗn hợp thuốc dạng lỏng với một số lượng nhất định vào bình đựng thuốc trong hệ thống máy (máy khí dung), máy hoạt động sẽ tạo ra những hạt dịch có kích thước nhỏ, lơ lửng trong không khí và bám vào thành vách của các cơ quan (khi điều trị bệnh lý họng, thanh quản cho thuốc đi đường miệng, khi điều trị bệnh lý mũi xoang cho thuốc đi đường mũi) và thuốc sẽ có tác dụng ngay tại chỗ nới các hạt dịch bám vào.

Ngoài giờ
icons8-exercise-96 challenges-icon